Làng nghề Cao Nhân (Hải Phòng) chuyên trồng, thu mua và sơ chế cau khô xuất khẩu sang Trung Quốc. Đây là địa phương duy nhất trong cả nước được công nhận là làng nghề trồng và chế biến cau truyền thống. Hiện, xã Cao Nhân có hơn 50 hộ thu mua, sơ chế và xuất khẩu cau khô sang Trung Quốc. Mỗi năm, làng nghề này xuất khẩu trên 5 nghìn tấn cau khô.Trước đây, ở Cao Nhân, cau là cây trồng chính. Tại đây cau mọc thành rừng, phủ kín khắp làng. Cả xã có đến hàng tram hecta đất trồng cau, chiếm trên 50% diện tích đất nông nghiệp toàn xã, 100% hộ gia đình trồng cau với quy mô từ vài chục đến hàng nghìn cây. Cả xã hầu như hộ nào cũng trồng cau. Khi đó cau chỉ được người dân trồng đem bán trong nước phục vụ nhu cầu lễ hội, cưới hỏi, rồi xuất cau tươi sang Trung Quốc. Tuy nhiên, cau tươi được tập trung vận chuyển qua biên giới xuất cho bạn hàng. Sau do thời gian vận chuyển quá dài, đường sá không thuận lợi, bảo quản không đúng quy cách, cau bị đỏ quả, chất lượng giảm sút.

Để khắc phục tình trạng trên, phía đối tác đã chuyển giao công nghệ, tiến hành sơ chế cau (luộc, hấp, sấy…) ngay tại địa phương. Cung không đủ cầu, đơn đặt hàng ngày càng nhiều trong khi cau Cao Nhân không đáp ứng hết, bởi nếu so với cau ở các vùng khác, chất lượng cau Cao Nhân trội hơn hẳn: thơm ngon, ngọt, đậm nước, đậu quả đúng vụ giáp tết. Dân buôn cau Cao Nhân đành phải đi lùng mua cau ở một số nơi khác. Khoảng gần 20 năm nay Cao Nhân trở thành trung tâm sơ chế, xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhờ cách làm này đã đem lại thu nhập hàng tỷ đồng cho các hộ trong làng. Đồng thời, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lớn tuổi trong làng.

Theo ông Nguyễn Bảo Chung – Chủ tịch UBND xã Cao Nhân, cả xã trồng cau, nhưng có trên 50 hộ tham gia kinh doanh và chế biến cau. Những ngôi nhà khang trang trên địa bàn xã đa phần do chế biến và xuất khẩu cau mà họ xây dựng được. Sau khi thu mua sơ chế, cau sẽ được đóng bao để đưa lên cửa khẩu Móng Cái hoặc Tân Thanh để xuất sang Trung Quốc.

Tại xưởng sản xuất của gia đình bà Châm Lợi, trong sân là hàng chục người lớn tuổi đang miệt mài vặt cau, phân loại cau. Gần đó là một lò đang đỏ lửa luộc cau, người ra người vào tấp nập, vui như trảy hội. Cau sau khi được vặt cho vào luộc khoảng 2 – 4 tiếng tuỳ loại. Sau đó cho vào sấy 3,5 – 4 ngày mới xong một mẻ. Vào những ngày cao điểm, gia đình thu mua khoảng chục tấn cao tươi. Một mùa sấy được đến hàng nghìn tấn. Với quy mô hiện tại, gia đình đang tạo việc làm cho 10-15 lao động. Mức thu nhập đối với công nhân vặt và phân loại khoảng 500 nghìn đồng/ngày.

Theo người dân nơi đây, mùa sấy cau ngoài Bắc bắt đầu từ tháng 8, khi cau bắt đầu vào vụ thu hoạch.

Vườn cau trong làng
Ngoài trồng cau tại địa phương, người dân xã Cao Nhân còn thu mua trong khắp cả nước.
Đại lí lớn thì dùng ô tô thu mua cau.
Đại lí nhỏ thì thu mua cau từ các thương lái thu gom ở trong vùng và chở xe máy đến.

Cau sau đó được tập kết, vặt và phân loại
Mỗi xưởng có quy mô trung bình đang tạo việc làm cho 10-15 lao động. Mức thu nhập đối với công nhân vặt và phân loại khoảng 500 nghìn đồng/ngày.
Cau sau khi vặt, phân loại được cho vào luộc từ 2-4 tiếng tuỳ loại cau

Sau đó mới đem đi sấy khô trong khoảng 3,5-4 ngày
Cau xuất qua thị trường Trung Quốc phải đều, không lớn quá, cũng không bé quá. Người dân phải dùng máy hoặc dùng biện pháp thủ công để lựa chọn cau theo đơn hàng phía Trung Quốc.

https://diendandoanhnghiep.vn/lens/hai-phong-lang-nghe-kiem-tien-ty-dong-nho-cau-kho-212365.html