Mô hình HTX đã phát huy được vai trò tập hợp, thay đổi cách nghĩ, cách làm cho bà con nông dâ

  • 02/08/2021
  • 07:59

Năm 2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực, toàn diện đến các ngành, lĩnh vực kinh tế trong nước và trên thế giới; thời gian giãn cách xã hội diễn ra nhiều đợt, tại nhiều tỉnh, thành phố. Theo số liệu thống kê, 6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,05% và 6,77% của cùng kỳ năm 2018 và 2019, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,11%; công nghiệp và xây dựng tăng 10,28%; dịch vụ tăng 4,30.

Tình hình phát triển của KTTT, HTX

Theo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, 6 tháng đầu năm, cả nước thành lập mới 843 HTX, cao hơn 92 HTX so với cùng kỳ năm 2020, đạt 56,2% chỉ tiêu kế hoạch năm 2021. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp là 635 HTX (chiếm 75,32%), phi nông nghiệp là 208 HTX (chiếm 24,68%). Đến tháng 6/2021, cả nước có 26.145 HTX, tăng 863 HTX so với cùng kỳ năm 2020; trong đó 17.060 HTX nông nghiệp, 7.897 HTX phi nông nghiệp, 1.188 Quỹ tín dụng nhân dân.

Mở rộng cơ hội phát triển Kinh tế tập thể, HTX. Ảnh: Internet

Được nêu trong báo cáo, cả nước thành lập mới 8 liên hiệp hợp tác xã (LHHTX), đạt 46,67% chỉ tiêu kế hoạch năm 2021; giải thể 3 LHHTX. Đến tháng 6/2021, cả nước có 106 LHHTX, tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

715 tổ hợp tác (THT) được thành lập mới, đạt 28,6% so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2021, giảm 848 THT so với cùng kỳ năm 2020. Đến nay, cả nước có 119.963 THT, trong đó có 73.757 THT nông nghiệp (61,48%), 46.206 THT phi nông nghiệp (38,52%). Ngành nghề hoạt động của các THT khá đa dạng như THT trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, tín dụng,…

Chính sách phát triển KTTT, HTX và hỗ trợ khó khăn

Đứng trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, Đảng và Nhà nước cũng đã có những quan tâm, chỉ đạo, những chính sách nhằm hỗ trợ phát triển KTTT, HTX và hỗ trợ khó khăn do dịch bệnh Covid-19.

Ở Trung ương, nhiều chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phát triển KTTT, HTX ban hành. Nghị định số 45/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/3/2021, Quyết định số 167/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 03/02/2021, Quyết định số 340/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 12/3/2021,…

Một số văn bản quy định có đối tượng trong khu vực KTTT, HTX như: Nghị quyết 55/NQ-CP của Chính phủ ngày 02/6/2021 về phương án hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện (đợt 3) cho khách hàng sử dụng điện; Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Nghị định số 58/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/6/2021 quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng;…

Một số Bộ, ngành ban hành văn bản như: Thông tư 03/2021/TT-NHNN ngày 02/4/2021 của Ngân hàng nhà nước quy định cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn lãi vay do ảnh hưởng dịch Covid-19…

Ở địa phương, Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND các tỉnh, thành phố đã ban hành trên 200 văn bản chỉ đạo phát triển KTTT, HTX, tập trung triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 và kế hoạch phát triển KTTT, HTX của tỉnh; kế hoạch triển khai thực hiện nghị quyết số 134/NQ-CP ngày 25/9/2020 về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT,…

61/63 tỉnh trên cả nước có HTX được thành lập mới

Theo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, 61/63 tỉnh trên cả nước có HTX được thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2021. Các HTX, LH HTX, THT thực hiện mục tiêu kép trong phòng chống dịch, đồng thời góp phần giải quyết việc làm cho người dân, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xóa đói giảm nghèo ở địa phương, từng bước chủ động tìm cách cải thiện, nâng cao đời sống hộ thành viên.

Trong 5 tháng đầu năm, xuất hiện một số mô hình HTX nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật, một số ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sạch, hữu cơ, thân thiện môi trường, theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap.

Khắc phục điểm yếu về công tác kế toán, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, liên kết các tập đoàn lớn trong tiêu thụ sản phẩm, hình thành liên kết giữa các HTX với HTX, doanh nghiệp và người tiêu dùng, góp phần cung ứng nông sản, đảm bảo bình ổn giá thành cho nhu cầu thiết yếu của người dân đặc biệt trong tình hình dịch bệnh lan rộng trên nhiều địa bàn.

Các HTX giao thông vận tải nghiêm túc thực hiện các văn bản quy định trong phòng chống dịch, góp phần tích cực trong trung chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm cho vùng giãn cách xã hội, vùng cách ly…Nhiều HTX đẩy mạnh tìm kiếm thị trường, mạnh dạn đầu tư phương tiện, thiết bị, điều chỉnh luồng tuyến nên lượng hàng hóa, hành khách được duy trì ở mức khá so với cùng kỳ năm 2020, giải quyết việc làm và duy trì thu nhập cho thành viên và người lao động trong HTX.

Theo Bà Phạm Thị Tố Oanh, Trưởng ban Chính sách và Phát triển HTX (Liên minh HTX Việt Nam) đánh giá, để có được những kết quả như vừa qua là do HTX được thành lập phù hợp với điều kiện và nhu cầu thực tế tổ chức sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân, chủ yếu trong thời kỳ đầu năm khi dịch bệnh chưa bùng phát và diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, những chính sách về phát triển KTTT, HTX có điều kiện phù hợp trong triển khai tích cực, phát huy hiệu quả chủ yếu trong 5 tháng đầu năm.

Đồng thời, mô hình HTX đã phát huy được vai trò tập hợp, vận động, thay đổi cách nghĩ, cách làm cho bà con nông dân, đặc biệt các thành viên vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn.

Các HTX đã chủ động, sáng tạo, ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần chuyển đổi cơ cấu tổ chức sản xuất, thực hiện tiêu chí 13, tiêu chí HTX kiểu mới liên kết, làm ăn có hiệu quả trong bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, góp phần chương trình giảm nghèo bền vững, thực hiện hiệu quả chương trình OCOP.

Bà Phạm Thị Tố Oanh chia sẻ, bên cạnh những kết quả đạt được, còn có những hạn chế mang tính khách quan và chủ quan. Trong 6 tháng cuối năm, theo kế hoạch, cơ quan Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đề ra những nhiệm vụ trọng tâm như mở rộng, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hỗ trợ theo nhu cầu của HTX, LH HTX, THT về vốn tín dụng; đẩy mạnh các hình thức liên kết các tỉnh theo vùng, miền nhằm hỗ trợ cũng ứng, tiêu thụ sản phẩm HTX.

Đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, đổi mới phương thức thông tin tuyên truyền về phát triển KTTT, HTX, nâng cao nhận thức của người dân và hệ thống chính trị. Phối hợp UBND các tỉnh, thành phố triển khai hoàn thành các chỉ tiêu về phát triển KTTT, HTX năm 2021…

Quỳnh Trang

Kinh tế và đô thị: Gỡ khó về vốn cho các hợp tác xã

Nâng cao năng lực cạnh tranh khi đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Liên minh HTX thành phố tổ chức Hội nghị ký Chương trình phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng năm 2024

Kinh tế và đô thị: Phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế tập thể – Đáp ứng yêu cầu hội nhập

Diễn đàn kinh tế hợp tác, Hợp tác xã

Liên minh Hợp tác xã thành phố phát huy vai trò cầu nối hỗ trợ khu vực kinh tế tập, HTX, đơn vị thành viên trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Previous
Next